Nghiên cứu lịch sử Thập tự chinh thứ nhất

Bây giờ người ta không thể đánh giá chính xác tại sao cuộc Thập tự chinh đầu tiên lại xảy ra, mặc dù nguyên nhân của nó có thể đã được đề xuất bởi các sử gia. Các biên soạn lịch sử của cuộc thập tự chinh này đã phản ánh nỗ lực của các sử gia khác nhau để hiểu được nguyên nhân gây phức tạp và luận cứ của cuộc Thập tự chinh. Một lý thuyết thời đầu hiện đại, được gọi là "Luận án Erdmann", được phát triển bởi nhà sử gia Đức Carl Erdmann, nó trực tiếp liên kết các cuộc thập tự chinh với các phong trào cải cách ở thế kỷ thứ 11.[53] Lý thuyết này lần đầu tiên tuyên bố rằng "việc chuyển chiến binh đến hỗ trợ phía đông và hỗ trợ cuộc chiến của đế quốc Byzantine là mục tiêu chính của Thập tự chinh, và rằng cuộc chinh phục thành phố Jerusalem là mục tiêu thứ yếu".[54]

Nói chung, các sử gia sau này hoặc có thể tiếp tục Erdmann với mở rộng hơn nữa luận án của ông, hoặc phản đối nó. Một số sử gia, chẳng hạn như Speros Vryonis, đã nhấn mạnh ảnh hưởng của sự gia tăng của Hồi giáo nói chung và đặc biệt là nhấn mạnh về tác động của các đợt tấn công của người Seljuk gần lúc đó. Steven Runciman cho rằng cuộc thập tự chinh đã được thúc đẩy bởi một sự kết hợp của thần học biện minh cho cuộc thánh chiến và một "sự bồn chồn nói chung và mùi vị của các cuộc phiêu lưu", đặc biệt là giữa những người Norman và những "gười con trai trẻ hơn" của giới quý tộc Pháp, những người không còn có cơ hội nào khác.[55][note 2] Runciman thậm chí còn ngụ ý rằng không có mối đe dọa ngay lập tức từ thế giới Hồi giáo, ông còn cho rằng "vào giữa thế kỷ 11 rất nhiều Kitô hữu ở Palestina hiếm khi được chở nên dễ chịu như vậy".[56] Tuy nhiên, luận điểm của Runciman mình chỉ giới hạn đến vùng Palestine dưới sự cai quản của triều Fatimid 1029-1073 mà không đề cập đến thời của người Seljuk.[57] Hơn nữa, nguồn này thường được coi là tích cực đối với nhiều Kitô hữu ở Palestina trong thế kỷ thứ 11 sau này được coi là không rõ ràng, vì có rất ít nguồn tài liệu bằng văn bản trong thời kỳ này từ Palestina và hầu như không tồn tại nguồn tư liệu của Kitô giáo phát sinh trực tiếp từ Palestine dưới thời cai trị của người Seljuk. Đối lập với đối liệu của Runciman, và trên cơ sở tài liệu hiện đại của người Do Thái Cairo Geniza, cũng như tài liệu sau này của người Hồi giáo, Moshe Gil cho rằng cuộc chinh phục và chiếm đóng Palestina của người Seljuk (năm 1073-1098) là một giai đoạn "tàn sát và phá hoại, cùng với các khó khăn về kinh tế và tróc rễ dân Thiên chúa giáo".[58] Thật vậy, bản thảo của các nhà văn trước đó như Ignatius của Melitene, Michael xứ Syria đã ghi nhận rằng người Seljuk đã nhắm vào Coele-Syria và bờ biển Palestina để "phá hủy và cướp bóc".[59]

Thomas Asbridge lập luận rằng cuộc Thập tự chinh đầu tiên được Giáo hoàng Urbanô II phát động để cố gắng mở rộng quyền lực của giáo hội và để đoàn tụ giáo hội Công giáo La Mã với Constantinopolis, vốn bị chia rẽ từ sự ly khai từ năm 1054. Tuy nhiên, Asbridge lại đưa ra rất ít bằng chứng từ những bài viết của Giáo hoàng Urbanô để củng cố tuyên bố này. Theo Asbridge, sự lan truyền của Hồi giáo là không quá quan trọng bởi vì "Hồi giáo và Thiên Chúa giáo đã cùng tồn tại một cách cân bằng trong nhiều thế kỷ".[60] Nhưng Asbridge lại không chú ý đến những cuộc chinh phục của người Thổ Nhĩ Kỳ vào phía nam Tiểu Á và Syria trước đó và đã phá vỡ sự cân bằng về quyền lực mong manh nhưng tương đối ổn định mà đế quốc Byzantine đã phần nào phục hồi và dần dần phát triển so với sức mạnh trước đó của đạo Hồi giáo trong suốt thế kỷ 11 và đầu 10. Sau thất bại tại Manzikert trong năm 1071, người Hồi giáo đã chiếm mất một nửa lãnh thổ của đế quốc Byzantine, và các thành phố quan trọng về mặt chiến lược và tôn giáo như AntiochNicaea đã thất thủ trước người Hồi giáo chỉ trong thập niên trước khi Hội đồng Piacenza họp mặt.[8] Hơn nữa, các tài liệu về cuộc xâm lược và chinh phục Tiểu Á của Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận bởi các sử gia Kitô giáo phương Đông như là Ioannes Scylitzes, Michael Attaleiates, Matteos xứ Edessa, Michael xứ Syria và những người khác vốn được tổng hợp bởi Vryonis, dường như mâu thuẫn với hình ảnh mà Asbridge đưa ra đó là sự "chung sống" bình thản giữa thế giới Kitô giáo và Hồi giáo trong nửa sau của thế kỷ thứ 11.[61]

Thomas Madden đại diện cho một quan điểm gần như trái ngược với quan điểm của Asbridge, cho rằng cuộc thập tự chinh chắc chắn liên quan đến cải cách giáo hội và nỗ lực để khẳng định thẩm quyền Giáo hoàng, ông cũng lập luận rằng quan trọng nhất là một cuộc đấu tranh giải phóng các Kitô hữu, những người mà Madden khẳng định, "đã bị đàn áp khốc liệt dưới bàn tay của người Thổ Nhĩ Kỳ". Lập luận này ám chỉ đến nạn bạo lực tương đối gần đó và các cuộc chiến tiếp sau những cuộc chinh phục của người Thổ Nhĩ Kỳ từ những bước tiến của người Hồi giáo.[62] Christopher Tyerman kết hợp cả hai quan điểm đối lập trong luận án của mình, cụ thể là các cuộc Thập tự chinh xuất phát từ các cải cách giáo hội và các lý thuyết của thánh chiến cũng như nó là một phản ứng trong xung đột với thế giới Hồi giáo trên khắp Châu ÂuTrung Đông.[63] Theo nghiên cứu của Jonathan Riley-Smith, nạn mất mùa và dân số quá đông đúc cùng với các phong trào thực dân trước đó đối với các khu vực biên giới của châu Âu cũng góp phần vào cuộc Thập tự chinh.[64]

Ý tưởng cho rằng những cuộc thánh chiến là một phản ứng với người Hồi giáo đã tồn tại từ thế kỷ thứ 12 khi nhà sử gia William xứ Týros, người đã bắt đầu viết cuấn biên niên sử của ông khi thành phố Jerusalem đã thất thủ trước Umar.[65] Mặc dù những cuộc chinh phục đầu tiên của người Hồi giáo đã được thực hiện nhiều thế kỷ trước khi cuộc Thập tự chinh đầu tiên được bắt đầu, các sự kiện gần đó hơn có thể vẫn còn in sâu trong tâm trí của các Kitô hữu châu Âu thời gian đó. Ví dụ, trong năm 1009 Nhà thờ Thánh Sepulchre đã bị phá hủy bởi al-Hakim bi-Amr Allah của Nhà Fatimid; Đức Giáo hoàng Sergius IV được cho là đã kêu gọi một cuộc viễn chinh quân sự để phản ứng lại hành động này, và ở Pháp nhiều cộng đồng người Do Thái thậm chí còn bị tấn công trả đũa mặc dù là bị nhầm đối tượng. Mặc dù Nhà thờ Thánh Sepulchre đã được xây dựng lại sau cái chết của al-Hakim, và các cuộc hành hương đã được nối trở lại, bao gồm cả Cuộc Đại hành hương của người Đức năm 1064-1065, người hành hương vẫn tiếp tục bị tấn công từ người Hồi giáo địa phương.[66][67] Ngoài ra, hơn nữa gần lúc này người Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập vào Tiểu Á và miền bắc Syria và theo các sử gia Kitô giáo phương Đông thì họ đã chắc chắn gieo rắc những tàn phá và người Byzantine đã trình bày lại điều này với Đức Giáo hoàng để thu hút sự trợ giúp của người Kitô hữu ở châu Âu.[61]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thập tự chinh thứ nhất http://books.google.com/books?id=DmgKAQAAMAAJ&prin... http://www.arts.cornell.edu/prh3/447/texts/Sulami.... http://www.fordham.edu/halsall/sbook1k.html#The%20... http://www.fordham.edu/halsall/source/1096jews-mai... http://www.fordham.edu/halsall/source/1096jews.htm... http://www.fordham.edu/halsall/source/cde-antioch.... http://www.fordham.edu/halsall/source/cde-atcp.htm... http://www.fordham.edu/halsall/source/cde-jlem.htm... http://www.fordham.edu/halsall/source/cde-nicea.ht... http://www.fordham.edu/halsall/source/cde-tocp.htm...